Info@fishcamp-vietnam.com (+84) 326699245

Cách Làm Mồi Câu Cá Biển & Kinh Nghiệm Săn Cá Bạn Nên Biết

Câu cá biển là một trong những hoạt động đã thịnh hành ở nước ta từ rất lâu. Trước thú vui thư giãn giữa lòng biển lênh đênh để chinh phục những con cá ngon ngọt, việc câu cá rất dễ gây nghiện. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các kinh nghiệm săn cá biển và bí quyết làm mồi câu cá biển hiệu quả. Cùng Fishcamp Việt Nam khám phá nhé.

Mồi Câu Cá Biển Là Gì?

Mồi câu cá biển có vô vàn loại cho bạn lựa chọn. Mỗi món mồi sẽ chỉ hiệu quả với một số loài cá nhất định, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ và chọn ra các miếng thính phù hợp cho từng buổi đi câu biển. Dưới đây là 6 loại mồi câu cá biển thông dụng nhất:

  • Giun cát 

Giun cát thường có kích cỡ khá to, xuất hiện nhiều ở vùng nước mặn, ít sóng. Nó ẩn mình sâu dưới cát khoảng 30-40 cm. Giun cát được ưu tiên sử dụng nhiều do dễ tìm, hơn nữa cũng là thức ăn gây kích thích cho nhiều loài cá như cá đù, cá nọc sâu….

Với mồi giun cá, bạn có thể bảo quản nó trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong khoảng 8 ngày là được.

  • Ốc móng tay

Ốc móng tay có thể mua ở bất kỳ đâu tùy thích. Tuy nhiên nếu thích tự tay bắt ốc về làm mồi, thì chỉ cần đến những vùng phá nước mặn, nhiều cát. Trước khi bắt ốc, nên rải muối xuống ổ, sau đó đợi một hồi sẽ thấy chúng bò lên, lúc này bạn chỉ việc bắt và cho vào trong hộp kín. 

Nên bảo quản ốc móng tay ở nhiệt độ lạnh trong thời gian tối đa 2 ngày. Món mồi này cực kỳ có sức hút với loài cá tráp.

Hình 1: Mồi câu cá biển bằng ốc móng tay

  • Hà trắng

Đến nơi thủy triều xuống, có nhiều đất và cát trũng, bạn sẽ bắt được hà trắng. Vẻ ngoài của nó khá giống với giun cát, khác ở chỗ sẽ có chân ở thân trên. 

  • Cua bấy (cua lột)

Hằng năm cua sẽ thay mai định kỳ 2 lần, thời gian để mai cứng cáp một cách hoàn chỉnh sẽ mất tới 10 tiếng. Trong thời gian này người dân sẽ gọi nó là cua bấy hoặc cua lột. Vì thiếu đi lớp mai cứng nên thịt của nó sẽ mềm và tươi, thích hợp để làm mồi câu cá biển. Cua bấy có nhiều ở vùng nước mặn, cảng nhiều đá, khi thay mai nó có xu hướng lẩn trốn ở tảo biển hoặc vùng cát ngập nước.

  • Cá cát – mồi câu biển hiệu quả cho những loài cá lớn

Cá cát là loại mồi câu tuyệt vời nếu bạn muốn săn cá biển lớn. Nó thường trú ẩn ở vùng gần bờ cát. Loài cá này có chiều dài thân tối thiểu 30 cm. 

Mồi Câu Cá Biển Ban Đêm Siêu Nhạy

Câu cá biển ban đêm đặc biệt khác với ban ngày. Nhiệt độ ban ngày thường nắng gắt, nhiều gió, do đó cá biển có xu hướng ẩn nắp và ngủ. Đến đêm, không khí có phần mát mẻ, biển lặng, chúng sẽ bắt đầu săn thức ăn và tạo thành hoạt động náo nhiệt. Dĩ nhiên đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn câu được nhiều cá biển mà không mất thời gian đợi lâu.

Việc lựa chọn loại thính nào để nhử cá còn tùy thuộc vào giống cá bạn muốn câu. Tuy nhiên nhìn chung các loài cá vẫn thích ăn những miếng mồi thông dụng như:

  • Trai móng tay: Đây thực sự là mồi câu đem lại hiệu quả lớn khi săn cá biển vào ban đêm. Bạn có thể mua nó ở chợ vì loài trai này rất khó đánh bắt. Nếu dư mồi, hãy lưu trữ trong ngăn đá để dùng tiếp cho lần câu tiếp theo.
  • Tôm mượn vỏ: Cách gọi này ám chỉ những con tôm sinh sống trong vỏ ốc rỗng. Nó được xem là thức ăn khoái khẩu của rất nhiều loại cá. Khi đi câu, bạn dập vỏ của nó rồi móc vào lưỡi câu, sẽ thu hút được cá đến nhanh chóng.
  • Giun bi bi: Loại mồi này khá khó kiếm và giá cũng “chát”. Thường chỉ có cần thủ chuyên nghiệp mới biết được nơi bán giun bi bi.
  • Mực ống: Đây cũng là món ăn gây kích thích lũ cá tìm đến vào ban đêm do mùi tanh gây hứng thú với khứu giác của cá biển.
  • Cá tròng: Đặc sản của nhiều loại cá biển. Chỉ cần dùng cá tròng làm thính, bạn sẽ không lo thiếu thu hoạch.

Hình 2: Ban đêm sẽ là thời điểm tốt để săn được nhiều cá biển

Mồi Câu Cá Biển Gần Bờ

Để câu cá biển gần bờ hiệu quả, bạn chỉ nên dùng các loại mồi tự nhiên. Ví dụ như mồi mực ống, mồi câu vẹm, cá tròng, ốc móng tay, cá nục,…

Mồi Câu Cá Mú Biển

Muốn săn số lượng lớn cá mú biển, bạn nên sử dụng mồi câu làm từ cá và mực còn sống. Hai loại thức ăn này được xem là món yêu thích khiến cá mú không cưỡng lại được. Đặc biệt, mồi cá có lớp vảy càng sáng, càng dễ thu hút cá mú biển tìm đến.

Hình 3: Câu cá mú biển nên chọn mồi cá và mực

Cách Móc Mồi Câu Cá Biển

Kỹ thuật móc mồi câu cá biển cần được nghiên cứu cẩn thận trước khi áp dụng để tránh làm động cá và khó đi săn. Có ba yếu tố căn bản bạn nên nắm rõ về cách móc mồi câu, đó là:

  • Tránh để mồi xoay quanh lưỡi câu khi đang thả câu xuống biển.
  • Không được thể lưỡi câu thò ra ngoài, vì cá sẽ phát hiện và tránh xa mồi câu của bạn.
  • Nên chăm chút cho hình dạng mồi, bởi vì mồi càng giống với tự nhiên càng khiến cá bị thú hút và cắn câu. Trường hợp bạn dùng mồi là vụn nhỏ như trứng kiếng, hãy trộn chung với chất kết dính để tạo thành một miếng thính lớn, tránh vỡ mồi khi câu.

Móc mồi câu cá biển bằng trùn đất

Trùn đất thuộc loại thức ăn yêu thích của các loại cá trắng, cá da trơn. Trùn có nhiều kích thước để bạn chọn, tuy nhiên nên tuyển những con to lớn để hút sự chú ý của cá nhanh. Cách móc trùn đất vào lưỡi câu như sau, bạn chỉ nên móc 2/3 thân trùn xuyên qua lưỡi câu. Nên đâm từ đầu đến đuôi để dễ dàng ẩn lưỡi câu đi. 

Ngoài ra cũng có thể móc 1/3 phần đầu trùn trước, sau đó móc tiếp 2/5 ở phần đuôi trùn. Lấy kéo cắt đôi trùn đất ra để tỏa mùi nhiều, kích thích bầy cá biển kéo đến.

Hình 4: Có nhiều cách để móc mồi câu bằng trùn đất

Móc mồi câu cá biển bằng nhái

Để móc mồi nhái, bạn cần móc lưỡi câu xuyên qua chân phải, đến mắt phải và cuối cùng là mắt trái của nó. Chú ý gài chống vướng lại. Với cách móc mồi này, một bên chân của con nhái được thả lòng thòng, nhằm dụ cá đớp mồi nhanh.

Ngoài ra, có thể thực hiện móc mồi theo kiểu móc đuôi, tức là bạn móc dưới bụng nhái sau đó luồng qua xương đuôi, lưng của nó rồi gài chống vướng.

Móc mồi câu cá biển bằng cá con

Để móc mồi cá con, bạn chỉ việc móc lưỡi câu xuyên qua thân cá, chú ý cân chỉnh sao cho mồi dính chặt vào móc, tránh bị rớt trước khi cá kịp cắn mồi.

Cách câu cá biển trên thuyền

Muốn câu cá đại dương trên thuyền, tất nhiên việc đầu tiên cần chuẩn bị đó là trang bị một chiếc thuyền đủ to để đi biển. Hành trình câu cá biển trên thuyền sẽ tuân theo trình tự Tìm cá, đuổi cá và quay về an toàn. Không phải ai cũng có thể điều khiển được thuyền vì thế bạn phải tìm cho mình một thuyền trưởng và thủy thủ đoàn có chuyên môn.

Bên cạnh đó cần mang theo các vật dụng hỗ trợ bắt cá chuyên nghiệp như cần câu, cuộn, gaff, bao da, lưỡi câu, dây câu…. Đối với dây câu cá trên thuyền, hãy chọn loại dày, chắc, khỏe chẳng hạn như dòng dây câu monofilament, từ chất liệu fluorocarbon bền bỉ. Đối với mồi câu, hãy ưu tiên dùng mồi tươi sống, nếu không có thì dùng mồi đông lạnh, mồi giả….

Có không ít người tận dụng việc câu cá trên thuyền để kinh doanh. Theo đó họ sẵn sàng lắp đặt máy định vị cá, radar và máy vẽ biểu đồ nhằm điều hướng chính xác đường đi của cá.

Hình 5: Câu cá biển trên thuyền vừa là thú vui thư giãn vừa có tính kinh doanh cao

Cách Câu Cá Biển Ở Ghềnh

Hình thức này cũng thường được cần thủ lựa chọn. Ghềnh là những bãi đá nối với đất liền hoặc nằm độc lập ngoài khơi xa. Dưới ghềnh sẽ có nhiều dòng chảy xiết, sóng lớn đánh vào, do đó khả năng tập trung của cá là rất cao. 

Một số loài cá thường tụ tập dưới ghềnh đá kiếm mồi là cá dìa, cá mú, cá tráp, cá hồng… Đặc biệt càng sâu xuống tầng đáy của ghềnh, còn có những loài định cư lâu dài và trú ẩn trong hang, nếu bạn dùng dây câu sâu có thể thu hoạch lượng cá lớn. Tuy nhiên câu cá ở ghềnh khá nguy hiểm khi gặp thời tiết xấu. 

Các yếu tố quan trọng nên chuẩn bị kỹ lưỡng khi câu cá ghềnh là:

  • Câu phao nổi: Loại câu này có tính chất đưa mồi chìm dần  xuống dưới. 
  • Câu Đáy: Là loại câu sử dụng chì có lỗ xuyên tâm để săn cá.
  • Mồi câu: Nên dùng tôm bóc vỏ, mực cắt nhỏ, cà phốc… Ngoài ra nên sử dụng thính để thu hút cá tụ tập lại trước khi câu. Mồi thính có thể kết hợp từ tôm khô, chạp mắm, bộ kết dính, bột gạo rang, vỏ hà giã nhỏ… 
  • Cần câu: Câu ghềnh nên sử dụng cần tay carbon dài 4,5 – 9m, cước nổi, thẻo fluorocarbon; hoặc cần có lắp máy. 
  • Trang thiết bị an toàn: Bao gồm phao cứu sinh, giày chống trơn trượt hỗ trợ đi lại dễ dàng trên ghềnh đá, cuộn dây dài chắc dùng để buộc vào ghềnh đá giúp bạn không bị sóng đánh rơi xuống biển.

Hình 6: Câu cá biển ở ghềnh nên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết do mức độ nguy hiểm có thể đến bất ngờ

Cần Lưu Ý Gì Khi Đi Câu Cá Biển?

Cước câu cá biển

Cước câu cá biển hiện nay có rất nhiều loại, trong đó tiêu biểu nhất thường là những dòng sau:

  • Dây cước Monofilament – Có nhiều kích cỡ để lựa chọn, tính đàn hồi cao, chịu lực tốt, đặc biệt có thể “tàng hình” trong môi trường nước, khiến cá không đề phòng và sa lưới. Nếu chọn cước câu Monofilament, bạn nên chọn loại có  độ giãn cao để đảm bảo khả năng ném mồi đi xa.
  • Dây cước Copolymer – Đây là loại cước Nylon có thể quăng dây ra xa và sâu tới 30 mét. Cước Copolymer sở hữu sức chịu lực và độ bền cao hơn cước Monofilament.
  • Dây cước Fluorocarbon – Nó được đánh giá là dòng cước tốt nhất và nên dùng khi câu cá biển. Dây có thể tàng hình, rất khó bị phát hiện dưới nước, độ co giãn ổn. Tuy nhiên xét về tính bền thì không bằng hai loại trên. 

Hình 7: Cước câu cá biển khá đa dạng để bạn chọn

Cần câu 

Cần câu cá biển lý tưởng nên là loại có độ chịu lực tốt, chắc chắn, kèm theo khả năng cong mềm dẻo. Tốt hơn hết hãy chọn cần có độ dài 4 – 5,4m, chất liệu cacbon có khoen, dây trục từ 0,4 – 0,5mm. Đối với lưỡi câu, nên có thẻo dài 2m và chì râu từ 100 – 150gr tùy theo mức sóng.

Không nên chọn cần câu ngắn vì khó cầm và không chịu được áp lực lớn khi câu biển. 

Hình 8: Nên chọn cần câu cá biển chắc khỏe với độ dài phù hợp để săn cá dễ dàng

Thời điểm câu và nơi câu 

Thời điểm câu hợp lý nhất nên là sáng sớm hoặc chiều muộn. Nên thả mồi ở đầu nước chảy và cuối nước chảy, lý tưởng nên là vị trí gần bờ, ít đá ngầm để săn được cá lớn thuận lợi. 

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm điểm câu thuận theo tự nhiên, bằng cách quan sát hướng chim biển bay trên bầu trời. Nếu đàn chim bay quanh vùng nào đó nhiều, tức là nơi đó đang có cá tụ tập đông. 

Tham Khảo Thêm

Mồi Giả Câu Cá Biển Gần Bờ Mua Ở Đâu Giá Tốt

Trường hợp bạn không muốn mất thời gian chuẩn bị mồi câu cá biển thật, có thể sử dụng loại mồi câu giả làm bằng chất liệu hiện đại với hương thơm và kiểu dáng không khác nào hàng thật. Một số lợi ích khi dùng mồi giả có thể kế đến là:

  • Tiết kiệm công sức kiếm mồi hay thời gian chế biến thính.
  • Có thể được ném xa hơn.
  • Dễ dàng móc vào lưỡi câu mà không sợ rơi rớt mồi. Hơn nữa cá chỉ nuốt được một  phần lưỡi câu.
  • Thích hợp với nhiều loài cá đại dương.
  • Dễ dàng thay thế cho nhau.
  • Có thiết kế chống vướng tốt, thích hợp sử dụng với nhiều loại cần khác nhau.

Với tất tật các kiến thức hữu ích về mồi câu cá biển, cách móc mồi câu, kèm theo kinh nghiệm quan trọng nên biết trước khi câu cá trên thuyền, ghềnh. Hy vọng bạn sẽ không gặp khó khăn gì trong việc săn bắt cá biển nhé. Để mua mồi câu cá giả, vui lòng liên hệ Fishcamp Việt Nam

Theo Dõi Fishcamp Việt Nam

Địa Chỉ Liên Hệ Fishcamp Việt Nam

  • Địa Chỉ: 546 Xa Lộ Hà Nội, P. Phước Long A, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện Thoại: 0326699245
  • Email: info@fishcamp-vietnam.com
✅ Mồi câu cá, mồi câu đài: ⭐ Chẽm, chép, trắm, rô phi, trê, lóc, tra, lăng, chim, thác lác, trắm đen,..
✅ Siêu nhạy: ⭐ Giá tốt, cạnh tranh nhất
✅ Cần câu cá: ⭕ Cần câu máy, cần câu đài, máy câu đứng & ngang.
✅ Phao câu cá: ⭐ Phao câu đài, phao câu tự đóng cá ngày & đêm.
✅ Đồ câu cá: ⭐ Lưỡi câu cá, kính, áo, mũ và ghế câu cá.
✅ Mồi câu lure: ⭕ Nhái hơi, mồi mềm câu vược,.. 

Chúng Tôi Sẽ Rất Vui Khi Nghe Suy Nghĩ Của Bạn

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Fishcamp Việt Nam
Logo
Shopping cart